Cà phê (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp café /kafe/) là một loại thức uống được ủ từ hạt cà phê rang, lấy từ quả của cây cà phê.
Cà phê
Các giống cây cà phê được bắt nguồn từ vùng nhiệt đới châu Phi và các vùng Madagascar, Comoros, Mauritius và Réunion trên Ấn Độ Dương. Giống cây này được xuất khẩu từ châu Phi tới các nước trên thế giới và hiện nay đã được trồng tại tổng cộng hơn 70 quốc gia, chủ yếu là các khu vực nằm gần đường xích đạo thuộc châu Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ và châu Phi. Hai giống cà phê được trồng phổ biến nhất là cà phê chè, và cà phê vối. Sau khi chín, quả cà phê sẽ được hái, chế biến và phơi khô. Hạt cà phê khô sẽ được rang trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu thị hiếu. Hạt cà phê sau khi rang sẽ được đem đi xay và ủ với nước sôi để tạo ra cà phê dưới dạng thức uống.
Cà phê có ít tính axit và có thể gây kích thích đối với người sử dụng do có chứa hàm lượng cafein. Cà phê ngày nay là một trong những thức uống phổ biến trên thế giới. Thức uống này có thể được chuẩn bị và phục vụ theo nhiều dạng uống khác nhau (ví dụ như espresso, cà phê bình, latte,…). Cà phê thường được thưởng thức nóng, dù cà phê đá cũng được nhiều người ưa dùng. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy lượng cà phê tiêu thụ trung bình là vừa đủ hoặc có lợi đối với một người lớn khỏe mạnh. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đặt câu hỏi về việc sử dụng cà phê lâu dài có thể hạn chế chứng suy giảm trí nhớ về già hoặc giảm thiểu khả năng mắc các bệnh ung thư.
Bằng chứng sớm và đáng tin cậy nhất về việc sử dụng cà phê được phát hiện vào thế kỷ 15 tại các lăng mộ Sufi giáo ở Yemen.Cũng tại bán đảo Ả Rập, các hạt cà phê đầu tiên được rang và ủ theo cách tương tự như phương pháp chúng ta vẫn làm ngày nay. Hạt cà phê ban đầu được xuất khẩu từ Đông Phi tới Yemen, do cây cà phê chè lúc đó được cho là có nguồn gốc từ người bản địa. Các thương nhân Yemen đã đem cà phê về quê nhà và bắt đầu trồng các hạt giống. Tới thế kỷ 16, cà phê đã được đem tới Persia, Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Phi. Từ đây, cà phê được lan rộng khắp châu Âu và phần còn lại của thế giới.
Cà phê là một mặt hàng xuất khẩu lớn: đứng đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp tại nhiều quốc gia và là một trong những mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp hợp pháp lớn nhất trên thế giới. Đây cũng là loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu nhất của các quốc gia đang phát triển. Cà phê xanh (không rang) cũng là một trong những mặt hàng nông nghiệp được buôn bán nhiều nhất trên thế giới. Nhiều tranh luận đã xảy ra xung quanh việc trồng cà phê, cách các quốc gia phát triển trao đổi cà phê với các nước đang phát triển và tác động của việc trồng cà phê đối với môi trường sống, đi kèm với vấn đề tạo đất trống để trồng và phê và sử dụng nước tưới. Cũng nhờ vậy, thị trường cà phê thương mại công bằng và cà phê hữu cơ ngày càng được mở rộng.
Lịch sử du nhập cây cà phê vào Việt Nam
Những cây cà phê đầu tiên được người Pháp mang đến Việt Nam vào năm 1857. Từ các đồn điền nhất nhì Đông Dương này, cây cà phê đã có những trở mình mạnh mẽ, thoát khỏi các định chế bao cấp, trở thành một trong những cây trồng có giá trị xuất khẩu nhất, và đưa nước ta lên vị trí thứ 2 của bản đồ cà phê thế giới. Bài viết này sơ lược về một số mốc thời gian đáng kể từ khi cây cà phê có mặt tại nước ta đến thời kỳ đổi mới, ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số nội dung sau:
- Để hiểu rõ hơn hành trình chinh phục thế giới của cây cà phê từ trước khi có mặt ở Việt Nam, các bạn có thể xem thêm: Lịch sử ngành cà phê thế giới
- Cây cà phê mới xuất hiện tại Việt Nam chỉ hơn một thế kỷ, nhưng sự phát triển nhanh chóng của cây cà phê cùng với niềm đam mê và gu thưởng thức đặc biệt đã tạo ra một nét riêng độc đáo mang tên “Phong cách cà phê Việt Nam” – Nội dung này sẽ được trình bày trong Ngành cà phê Việt Nam – Qua những làn sóng lịch sử.
Khởi sự của cây cà phê ở Việt Nam.
Ngành cà phê Việt Nam được đánh dấu từ năm 1857 do các thầy tu mang về trồng tại nhà thờ ở Hà Nam, Quảng Bình, Kom Tum. Đến năm 1888, đồn điền cà phê đầu tiên được người Pháp khởi sự nằm ở Kẻ Sở, Bắc Kỳ với giống cà phê chè (hay còn gọi là cà phê Arabica). Cũng kể từ giai đoạn này, Ngành cà phê sơ khai của nước ta bước vào những đoạn “loạn nhịp” của lịch sử, khi đương đầu với cuộc chiến giải phóng dân tộc – Một số tài liệu chỉ ghi chép rằng “hoạt động sản xuất cà phê bị gián đoạn trong và ngay sau chiến tranh”.
Cột mốc đáng chú ý tiếp theo là từ những năm 1920, người Pháp lúc này đã mở rộng khu vực thuộc địa ở vùng cao, chủ yếu ở tỉnh Đăk Lăk ở Tây Nguyên, tiếp đến cây cà phê được trồng thêm ở các vùng Tây Bắc, Phủ Quỳ- Nghệ An, Đắk Lắc, Lâm Đồng.
Nguồn: Sưu tầm
Xem thêm : CÀ PHÊ NGUYÊN CHẤT LÀ GÌ? CÁCH PHÂN BIỆT CAFE NGUYÊN CHẤT, SẠCH LÀ GÌ