Cây cà phê chè Việt Nam và ba vùng canh tác trọng điểm
Vị thế của cà phê chè trong ngành cà phê Việt Nam
Trong vòng ba chục năm lại đây, nghề trồng cà phê phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Từ chỗ cả nước chỉ có vài chục ngàn hecta cà phê các loại, đến nay đã có khoảng 535.000 hecta cà phê, trong đó cà phê Robussta (cà phê vối) chiếm 93%, cà phê Arabica (cà phê chè) trên 6% và cà phê mít chỉ có dưới 1%. Vì giá trị thương phẩm thấp nên diện tích cà phê mít đang giảm dần.
Cây cà phê vối (coffea Canephora) được trồng ở Việt Nam, hầu hết là thuộc chủng Robusta cho năng suất cao và có khả năng kháng bệnh. Năm 2010, sản lượng cà phê vối nước ta chiếm trên 37% sản lượng cà phê vối và 13% tổng sản lượng cà phê toàn cầu. Cây cà phê chè trước đây được trồng khá rộng rãi ở miền Bắc với chủng chủ yếu là Typica, và có một phần là Bourbon. Tuy nhiên vì tác hại của sâu bệnh trắng, chủ yếu là sâu đục thân mình trắng (xylotrechins quadrpes chev) còn gọi là sâu Bore và bệnh gỉ sắt hay nấm vàng da cam, (hemileria vastatrix Bet. Br) nên chúng ta chưa được dưa vào kế hoạch phát triển.
Hướng phát triển của cây cà phê chè
Trong vòng 20 năm lại đây do kế quả khả quan của công tác chọn tạo giống cà phê, chúng ta đã đưa được cây cà phê chè Catimor là cây lai giữa Hibrido de Timor và Caturra có khả năng chống bệnh gỉ sắt chúng ta mới đặt vấn đề mở rộng diện tích cà phê chè. Từ cây cà phê chè Catimor F6 được đưa vào sản xuất từ năm 1996 đến nay chúng ta lại tiếp tục nghiên cứu lai tạo và đưa ra những giống cà phê chè cho năng suất cao, kích cỡ hạt lớn và chất lượng nước uống được cải thiện so với Catimor như các giống TN1, TN2.
Cây cà phê chè Typica – Việt Nam
Đến nay cây cà phê chè đã được nhiều địa phương quan tâm, và đưa vào kế hoạch phát triển và đã đạt được kết quả khả quan. Tuy nhiên, để có một chương trình phát triển cà phê Arabica ở Việt Nam đúng đắn, có hiệu quả cao, việc nghiên cứu điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội nhằm khai thác tiềm năng của khí hậu, đất đai các vùng sinh thái trên đất nước ta là một việc làm cần thiết và cần phải được đầu tư hơn nữa.
Các vùng sinh thái trồng cà phê chè
Bajala coffee đã nghiên cứu các thông tin chính thống từ ban biên tập tap chí ARGOINFO – Trung Tâm Thông Tin Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn (NNNT), tập họp thành các bài viết phân tích các khía cạnh tự nhiên và kỹ thuật cho phát triển cà phê nguyên bản Việt Nam và hướng tới mục tiêu gợi mở cho các nghiên cứu sâu hơn.
Trước tiên ta phải nhắc lại hình chữ “S” của Việt Nam trải dài trên 150 vĩ độ theo phương kinh tuyến từ 8020’ mũi Cà Mau đến 23022’ mỏm Lũng Cú Hà Giang. Điều đó đã cho phép ngành cà phê trồng cà phê vối yêu cầu khí hậu nóng ẩm ở phía nam và trồng cà phê chè thích nghi với khí hậu ôn hòa hơn ở phía bắc, và một số vùng cao rải rác ở phía nam. Đó là một chiến lược khai thác tiềm năng đất đai, khí hậu và lao động của cả nước một cách hợp lý, mang lại hiệu quả cao. Sau đây là ba vùng sinh thái trồng cà phê chè trên địa bàn cả nước:
1. Vùng cà phê chè Tây Bắc
Tây Bắc với địa hình núi non hiểm trở, nhiệt độ trung bình thấp và trọng điểm là vùng cà phê chè Sơn La được giới chuyên môn nhận định như Sao Paulo của Brazil.
2. Cà phê chè Miền Trung – Bề dày truyền thống
Tiếp nối vùng cà phê chè Tây Bắc, miền Trung là vùng thứ 2 thống lĩnh cà phê chè ở nước ta. được biết đến với hai địa danh trồng cà phê lớn là cà phê Phủ Quỳ Nghệ An và cà phê Khe Sanh Quảng Trị.
3. Vùng cà phê chè Tây Nguyên và những lợi thế
Tỉnh Lâm Đồng, thuộc vùng cà phê Tây Nguyên với những điều kiện tự nhiên thuận lợi và nằm cùng vĩ độ với quốc gia Trung Mỹ Costa Rica có truyền thống lâu năm là nước sản xuất cà phê chất lượng cao trên thế giới. Vì vậy chúng ta không hoài nghi về việc cây cà phê chè Tây Nguyên hoàn toàn đủ điều kiện cạnh tranh với các loại cà phê chè đẳng cấp từ vùng cà phê Trung và Nam Mỹ.
Cà phê chè miền trung – Bề dày truyền thống
Cà phê chè Miền Trung là một trong ba vùng tiên phong canh tác cây cà phê Arabica của nước ta. Đánh dấu cho giai đoạn bám đất, mở rộng của cây cà phê chè miền Trung là đồn điền cà phê Phủ Quỳ Nghệ An đầu năm 1910. Song, vùng cà phê chè lớn nhất và hiệu quả cao nhất miền Trung Việt Nam là Khe Sanh – Quảng Trị
Vùng cà phê truyền thống Phủ Quỳ, Nghệ An
Cây cà phê chè đầu tiên được đưa vào trồng thử ở địa phận nhà thờ Sen Bàng – Quảng Bình. Nhưng đánh dấu cho giai đoạn bám đất, mở rộng của cây cà phê chè miền Trung là đồn điền cà phê Phủ Quỳ Nghệ An đầu năm 1910. Đến những năm 1960 cà phê Phủ Quỳ đã được nhiều người biết. Trạm nghiên cứu cây nhiệt đới Phủ Quỳ là cơ quan khoa học kỹ thuật về cà phê đầu tiên của nước ta. Nó được thành lập vào tháng 4 năm 1960 cùng trên mảnh đất này.
Có bề dày qua ghi nhận lịch sử song Phủ Quỳ, Nghệ An cũng là một trong những điểm yếu nhất của vùng do có độ cao trên mực nước biển thấp (chỉ dưới 100m). Tuy nhiên không vì vậy mà cà phê Phủ Quỳ được xem là có chất lượng kém. Mà trái lại những hạt arabia Phủ Quỳ đã tạo nên danh tiếng cho vùng đất Nghệ. Do đang tập trung vào các vùng cà phê chè miền trung nên mình tạm không đến dừng ở đây. Các bạn có thể xem thêm thông tin về cây cà phê chè Phủ Quỳ. Hoặc mua luôn cà phê nguyên bản Arabica Phủ Quỳ để tận hưởng cái vị chua xứ Nghệ nhé.
Cà phê A Lưới , Thừa Thiên Huế
Sau Phủ Quỳ, tại Thừa Thiên Huế với vùng cà phê chè A Lưới có lịch sử muộn màng nhất. Cũng có thể gọi là non trẻ nhất tại vùng cà phê chè miền trung.
Do nằm giáp với dãy núi Bạch Mã, một nhánh của dãy Trường Sơn bắc đâm ngang ra biển. Nó trở thành một bức tường thành ngăn các đợt gió mùa đông bắc mà kết quả là sự phân hóa lãnh thổ Việt Nam thành 2 miền khí hậu khác nhau rõ rệt. Cây cà phê chè A Lưới trở thành dấu chấm hết trên vùng địa lý của cà phê chè miền Trung.
Vùng cà phê arabica truyền thống Khe Sanh, Quảng Trị
Cái tên không thể thiếu trong loạt cà phê chè miền Trung là Arabica Khe Sanh. Nói rộng hơn đây là vùng cà phê chè lớn nhất và hiệu quả cao nhất miền Trung Việt Nam. Theo số liệu của Agroinfo cả tỉnh có 4500ha, diện tích trồng là 3831ha, sản lượng 6088 tấn. Do có điều kiện khí hậu nóng ẩm lý tưởng, ở đây có thể canh tác tất cả các giống cà phê: chè, vối và mít ( hay Arabica, Robussta, Excelsa).
Tuy nhiên mùa đông ở đây nhiệt độ khá thấp, mùa mưa kéo dài và thời kỳ có sương mù dày. Rõ ràng không có lợi cho việc trồng cà phê Robusta là loài cà phê thụ phấn chéo. Do đó cà phê Arabica ở vùng này có thể cho hiệu quả cao và ổn định.
Nguồn : Tổng hợp
Xem thêm : ĐÔI NÉT VỀ CÂY CÀ PHÊ GIA LAI.